Site icon I9BET

Paralympic Paris: Thế vận hội của những người phi thường

Paralympic 2024: Thế vận hội của những con người phi thường - Ảnh 1.

123b – Những câu chuyện xúc động, truyền cảm hứng từ Paralympic Paris là bài học, động lực sống cho hàng triệu người hâm mộ thể thao khắp thế giới.

Kỹ năng bắn cung bằng chân điêu luyện giúp Sheetal Devi trở thành một trong những VĐV ấn tượng nhất Paralympic 2024 – Ảnh: Getty

Paralympic 2024 đã chính thức khép lại sau ngày thi đấu 8-9. Rất nhiều VĐV, nhiều câu chuyện của Thế vận hội thể thao người khuyết tật đã khiến cho hàng triệu trái tim người hâm mộ khắp hành tinh xúc động, thổn thức về tài năng và nghị lực vươn lên trong nghịch cảnh.

Paralympic là đại hội thể thao người khuyết tật lớn nhất hành tinh, được tổ chức 4 năm một lần ngay sau Olympic. Tất cả những VĐV đến với sự kiện này đều mang theo những câu chuyện riêng về hành trình chiến đấu với bản thân, chiến đấu với số phận nghiệt ngã. Không bao giờ chịu khuất phục, mỗi câu chuyện của các VĐV tại Paralympic là bài học cuộc sống, truyền cảm hứng mãnh liệt đến cộng đồng.

Sheetal Devi bắn cung bằng chân

Bắn cung là môn thể thao đòi hỏi người chơi dùng tay. Thế nhưng Sheetal Devi (VĐV bắn cung đoàn thể thao Ấn Độ) lại không có được may mắn đó. Cô chào đời năm 2007 với một hội chứng gọi là “phocomelia”. Hội chứng này khiến cho cánh tay cô không mọc ra được một cách bình thường.

Không có tay nhưng bù lại Sheetal Devi lại có một đôi chân vô cùng linh hoạt. Cô dần tiếp cận với thể thao và tỏ ra vô cùng xuất sắc với khả năng bắn cung bằng chân. Tài năng của Devi được quân đội Ấn Độ phát hiện vào năm 2019. Họ đã đầu tư cho cô đi học và tập luyện để trở thành một VĐV khuyết tật chuyên nghiệp.

Tại Paralympic 2024, Sheetal Devi gây ấn tượng mạnh với khán giả bằng khả năng bắn trúng hồng tâm dù chỉ dùng chân. Tại vòng loại, cô thậm chí phá kỷ lục thế giới với số điểm 703. Thành tích này tốt hơn rất nhiều VĐV khác, trong đó có không ít người bắn cung bằng tay. Đáng tiếc là kỷ lục của Devi không tồn tại quá lâu khi VĐV Oznur Cure (Thổ Nhĩ Kỳ) thi đấu sau đó đã đạt mốc 704 điểm.

Sheetal Devi không thể giành huy chương ở nội dung cá nhân, nhưng sau đó cô vẫn có được HCĐ nội dung đồng đội hỗn hợp. Với tài năng của mình, Sheetal Devi được đánh giá có khả năng giành HCV ở những kỳ Paralympic trong tương lai.

Jodie Grinham giành HCĐ khi mang thai 7 tháng tại Paralympic 2024 – Ảnh: REUTERS

Jodie Grinham giành HCĐ khi mang thai 7 tháng

Dường như định mệnh đã để cho các VĐV bắn cung tỏa sáng tại Paralympic 2024. Lần này là câu chuyện của bà bầu 7 tháng Jodie Grinham (đoàn thể thao Anh). Chiếc bụng to của cô khiến nhiều người lo ngại sẽ làm ảnh hưởng khả năng thi đấu. 

Nhưng VĐV của Vương quốc Anh vẫn đạt thành tích khó tin khi đã xuất sắc giành được 1 HCĐ cá nhân và 1 HCV đồng đội hỗn hợp. Jodie Grinham trở thành VĐV đầu tiên trong lịch sử Paralympic giành huy chương khi đang mang thai.

Cô đã có những chia sẻ đầy hài hước nhưng thật sâu sắc về tình mẫu tử sau khi giành huy chương. “Đứa bé bắt đầu đạp khi tôi bước vào thi đấu. Nó càng đạp mạnh hơn như đang muốn biết vì sao mọi người xung quanh lại ồn ào như vậy. 

Tôi phải nhắc con rằng hãy để mẹ tập trung đi nào, rồi hai mẹ con sẽ đùa giỡn với nhau sau nhé. Nhưng khi con đạp trong bụng, tôi cũng yên tâm hơn khi biết có một người ở cạnh bên để động viên mình”, Jodie Grinham chia sẻ. 

Zakia Khudadadi chạy trốn khỏi Afghanistan

Khi quê hương Afghanistan rơi vào tay Taliban năm 2021, VĐV Zakia Khudadadi buộc phải bỏ chạy khỏi quốc gia của mình. Cô thừa nhận bản thân vẫn còn may mắn khi đặt chân đến Pháp và xem đây là ngôi nhà thứ hai.

Chưa dừng lại ở đó, Khudadadi còn tiếp tục nuôi dưỡng đam mê với môn taekwondo dù khi sinh ra đã bị mất một cẳng tay. Mọi nỗ lực, chông gai đều bị cô đánh bại. Đến với Paralympic Paris 2024, Khudadadi giành được tấm HCĐ hạng cân 47kg nữ. Cho dù không phải là tấm huy chương cao nhất, song cô vẫn đi vào lịch sử khi là VĐV tị nạn đầu tiên giành được huy chương Paralympic.

Câu chuyện của Khudadadi còn trở thành nguồn cảm hứng cho các hoạt động nâng cao quyền phụ nữ trong thể thao, đặc biệt ở các quốc gia như Afghanistan khi mà các nữ VĐV bị bó buộc bởi nhiều điều luật, hạn chế việc họ được tiếp cận với các môn thể thao.

VĐV Lê Văn Công – niềm tự hào của thể thao Việt Nam – Ảnh: TTO

Lê Văn Công – niềm tự hào của thể thao khuyết tật Việt Nam

Ở tuổi 40, đô cử Lê Văn Công vẫn là niềm hy vọng huy chương số 1 của thể thao người khuyết tật Việt Nam trước khi đoàn đến Paralympic Paris 2024. Lần này, anh đã hoàn thành đủ bộ sưu tập huy chương với tấm HCĐ Paralympic 2024. Trước đó, anh từng giành được HCV tại Paralympic Rio 2016 và HCB Paralympic Tokyo 2021.

Dù thành tích đi xuống so với các năm, nhưng Lê Văn Công vẫn nhận được vô số lời khen. Đơn giản, bởi ở tuổi 40, anh vẫn bền bỉ và đầy nghị lực, khát khao. Trước Paralympic 2024, Lê Văn Công gặp chấn thương dai dẳng vì phải thi đấu liên tục nhằm tranh tấm vé đến với đại hội. Quãng thời gian sau đó là quá gấp rút, khiến Lê Văn Công phải vừa điều trị vừa tập luyện, dùng thuốc giảm đau.

Thi đấu với cái vai đau, Lê Văn Công vẫn hoàn thành xuất sắc phần thi với tổng cử 171kg và giành HCĐ quý giá duy nhất cho đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Paralympic 2024.

Nhưng với anh, Paralympic 2024 vẫn chưa phải là dấu chấm hết. Lê Văn Công cho biết anh sẽ tiếp tục tham dự sân chơi này vào năm 2028 tại Los Angeles (Mỹ) nếu đoạt vé chính thức.

Paralympic 2024 chính thức khép lại vào rạng sáng 9-9 với buổi lễ bế mạc hoành tráng, đẹp mắt.

Exit mobile version